Câu Chuyện Về Các Loại Móng

1- Làm sao móng tay lại mọc được?

Thường thường phải có thời gian trung bình là từ ba tới sáu tháng để một móng mọc ra từ gốc tới đầu của móng. Hướng mọc của móng được một lớp da mỏng mọc theo chiều cong ở đáy của móng. Miễn là nơi này của móng không bị tiêu hủy, các thương tích của móng có khuynh hướng kích thích sự tăng trưởng cho tới khi nó lành trở lại. Trái với sự hiểu lẩm từ lâu là gậm nhấm chất gelatin không ảnh hưởng gì tới tốc độ sự mọc dài hoặc sức mạnh của các móng. Một cách hiệu nghiệm hơn để bảo vệ móng là đừng ngâm trong nước quá lâu.

Thương tích của chất giao bào matrix có thể gây ra tổn thương không gây hại hoặc làm xấu móng. Tiểu bì cuticule rất quan trọng trong việc bảo vệ vùng mọc dài ra của móng. Do đó cần phải đối xử nhẹ nhàng với tiểu bì – bằng cách không đụng tới nó hoặc đẩy xuống với que tiểu bì.

2- Móng chết hay còn sống?

Các móng rất chắc. Chúng được dùng như một tấm khiên để che trở cho đầu nhậy cảm của các ngón tay hoặc ngón chân và chúng hầu như không có sự sống. Móng được cấu tạo bằng chất đạm gọi là keratin rất chắc. Nếu quý vị đi bộ với bàn chân không giầy và bất chợt đụng ngón chân vào một vật cứng thì các móng chân sẽ làm quý vị giảm đau.

Móng tay có các nhiệm vụ khác. Chúng được dùng cho các nhiệm vụ tế nhị như cột dây giầy. Mặc dù không có dây thần kinh, nhưng móng là những bộ phận cảm xúc mềm rất tốt, vì chúng nằm trong vùng mô bào nhậy cảm tiếp nhận cả những va chạm nhỏ mà ngón tay đụng vào một vật.

Phần nhìn thấy của móng, còn gọi là thân móng, chỉ dầy khoảng .05 cm. Nó mọc ra khỏi chất gian bào matrix nằm ẩn mình dưới móng ở đáy. Cũng ở đáy có bộ phận mầu trắng gọi là luna, có thể hoặc không nhìn thấy. Vùng nằm ở dưới móng là giường móng.

3- So sánh giữa Tóc và Móng Tay Móng Chân

Trong một số trường hợp, móng và tóc giống nhau: cả hai đều là một loại mô bào da đã được thay đổi và làm cứng bởi chất đạm xơ keratin. Sự khác nhau giữa chúng, rõ ràng nhất nhưng có một điều không rõ ràng: trong khi sự dài ra của các sợi tóc bị gián đoạn mỗi ít năm vì cái mà ta gọi là “tình trạng nghỉ ngơi” thì các móng không bao giờ ngưng mọc.

Nhưng các móng mọc chậm hơn tóc. Trung bình, móng tay dài ra khoảng 3.8 cm mỗi năm, móng chân chỉ dài ra một phần ba hoặc một nửa cùng chiều dài đó trong cùng một thời gian, và tóc mọc dài khoảng 12.7 cm hoặc nhiều hơn.

Mặc dù các móng liên tục dài ra, nhanh hơn vào các thời gian khác nhau. Móng mọc nhanh nhất vào tuổi hai mươi và ba mươi và chậm nhất ở em bé và tuổi cao. Thời tiết ẩm và có thai thúc đẩy sự mọc; thiếu ăn và đói khát làm giảm sự mọc của móng.

Cuối cùng là nếu quý vị thuận tay phải, móng của ngón tay cái thường mọc nhanh hơn là cùng ngón bên tay trái. Điều tương tự và lật ngược cũng đúng cho người thuận tay trái. Lý do có thể là bàn tay phải hoạt động nhiều hơn và tăng máu vào đó.

4- Sau khi chết liệu móng tay con người có tiếp tục mọc?

Câu nói đùa của các bà vợ này không đúng nhưng rất dễ để hiểu tại sao nó bắt đầu. Da của ngón tay người chết hơi co lại và thường thường lùi về đáy của móng khiến cho móng có vẻ dài hơn là trước khi mãn phần.

5- Tại sao móng tay lại giòn?

Giòn và kêu lách tách của móng tay là nguyên nhân của sự bất bình nhất là những người trải qua một số thời gian và tiền bạc trong lúc làm móng và chăm sóc bàn tay. Nguyên nhân chính, có khi tầm thường, là nước lã.

Móng giới hạn số lượng nước có thể ngấm vào các mô bào của đầu ngón tay, nhưng kỳ quặc thay, giống như phần chết của da, chúng hoàn tất chức năng này bằng cách hút một số nước khá nhiều khi chúng được ngâm trong đó. Các móng rất xốp để hút cả trăm lần nước tương đương với sức nặng của da. Móng phù lên sau đó mất nước bằng cách bốc hơi và trở lại độ lớn bình thường. Nhưng cứ tiếp tục hút nước và bốc hơi nhiều lần trong ngày trong cả tháng, có thể gây rối loạn cho các điều kiện bình thường của móng tay.

Ngâm vào nước thường xuyên không phải là nguyên nhân duy nhất của các vết nứt của móng. Nhiều phụ nữ dùng chất đánh bóng móng, loại bỏ theo định kỳ chúng bằng các chất hòa tan. Cả chất làm đẹp và chất lấy đi có thể chứa các hóa chất hòa tan trong chất lỏng dễ dàng như nhúng vào nước. Nếu chất làm đẹp đã được dùng để che dấu nguyên nhân tổn thương do nước gây ra, hậu quả có thể là một nguồn bất tận các rối loạn ở móng- trong số đó sự giòn của móng tăng lên.

Nhân thể, một số chất làm bóng móng có thể gây tổn thương cho da ở gần móng. Nếu chất làm bóng móng có formaldehyde, nó có thể gây ra viêm da do tiếp xúc.

6- Móng cho biết sức khỏe của quý vị

Trước khi giải phẫu, phụ nữ đều được yêu cầu không bôi chất sơn móng tay. Với môi được che bởi một mặt nạ thuốc mê, mầu của móng tay cho biết bệnh nhân có nhận đủ dưỡng khí không. Một bác sĩ giỏi có thể đoán xem sức khỏe của quý vị bằng cách chỉ nhìn móng tay.

Những rãnh nhỏ chạy trên mặt các móng tay có thể báo cho quý vị là đã bị bệnh nặng cách đây mấy tháng. Đó là vì bệnh có thể làm cho móng mọc ra ngoài. Thiếu khoáng chất sắt có thể làm cho móng thay đổi hình dạng và cong lên.

Mầu của các móng tay cũng cho biết nhiều điều. Một móng có mầu đục trắng có thể là dấu hiệu quý vị bị xơ cứng gan; một giải mầu trắng đục trên mặt móng có thể là dấu hiệu của ngộ độc hợp chất arsenic hoặc không biết nguyên nhân.

7- Ý nghĩa của móng bị xước

Móng bị xước có thể rất đau, khó chịu và khiến cho không hoàn tất được các việc thông thường. Nó có thể được cắt ở điểm không gần gốc của móng để tránh nhiễm trùng chứ không dứt ra. Đồng thời dùng mỹ phẩm làm ẩm bôi chung quanh móng.

8- Tại sao lại có móng mọc vào phía trong ngón chân?

Móng mọc vào phía trong thường do cắt móng quá sát nhất là ở bên cạnh. Khi móng bắt đầu mọc trở lại, các góc của móng sẽ đẩy vào các mô nhậy cảm và mềm thay vì nhô lên như các móng khác. Một đôi giấy quá chật có thể gây ra móng mọc vào phía trong. Khi bị nhiễm trùng không nên tự chữa mà nên nhờ một bác sĩ.

Quý vị có thể tránh móng mọc vào phía trong ngón chân bằng cách cắt móng theo chiều thẳng và mang giầy vừa chân.

Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức, MD

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*