Cảm Thấy Khỏe Hoặc Yếu

1- Khỏe Mạnh là thế nào?

Đôi khi chỉ một chữ giản dị ta có thể định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.
Quý vị có thể dùng cách định nghĩa của World Health Organisation như: “Sức khỏe là trạng thái của cơ thể với sự toàn vẹn về thể chất, tâm thần và toàn hảo về xã hội chứ không phải chỉ không có bệnh và tật nguyền”.

Một cách khác để định nghĩa sức khỏe bằng cách dùng những chữ đo được như quý vị thấy mình khỏe mạnh khi thân nhiệt, huyết áp và các chỉ số khác đều bình thường. Nhưng các con số này cũng thay đổi tùy theo tình trạng sinh học của từng người: Cái gì có thể bình thường với người khác nhưng với quý vị thì chúng lại không bình thường.

Đối với nhiều lý thuyết gia về y học, định nghĩa hợp lý nhất đều có tính cách tương đối. Với họ, sức khỏe đối với một quản thủ thư viện làm việc yên lặng hàng ngày trong khi đó sức khỏe lại có ý nghĩa khác đối với một công nhân kiến trúc. Nói một cách khác, để được khỏe, quý vị không cần theo một tiêu chuẩn nào.Quý vị chỉ cần làm tất các nhu cầu của một ngày.

2. Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu cơ chế kiểm soát cơ thể của quý vị không làm việc nữa?

Đôi khi triệu chứng của bệnh rất rõ rệt: thân nhiệt lên cao, mửa, ngất xỉu- chắc chắn là cơ thể của quý vị phản ứng lại với vài khẩn cấp. Trong các hoàn cảnh khác, bệnh không rõ rệt lắm. Bác sĩ của quý vị có thể sẽ yêu cầu làm một số thử nghiệm để xem có gì bất thường. Thí dụ: mức độ đường trong nước tiểu quá cao đôi khi có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Nói một cách tổng quát, tình trạng sinh lý học bị rối loạn khi quý vị bị bệnh.

Một vài cơ chế kiểm soát không hoàn toàn tốt ở trẻ mới sinh vì các cháu mới thoát ra từ một môi trường được bảo vệ quá chu đáo cho nên không cần chăm sóc kỹ. Cơ chế bảo vệ sẽ bắt đầu nhưng trong khi đó giảm nhiệt độ ở trong phòng có thể làm giảm thân nhiệt của bé một cách đáng kể. Lạnh cũng rất nguy hiểm đối với người cao tuổi.

3- Bệnh Tưởng là gì?

Ban đầu, các bác sĩ tương lai có thể tạm thời bị bệnh tưởng, một sự quá lo lắng về sức khỏe của mình mặc dù là mình vẫn bình thường. Lần đầu nghe thấy nói về một bệnh nguy hiểm, sinh viên y khoa cho rằng họ có thể bị bệnh đó và họ có thể tưởng tượng đã tìm ra các dấu hiệu của bệnh. Nhiều người biết chi tiết về một bệnh cũng có thời gian bị bệnh này.

Nhưng trường hợp hiểm nghèo của bệnh tưởng, được định nghĩa như một ám ảnh với các dấu hiệu về cơ thể và các bệnh với nhiều than phiền về thể chất, là một phản ứng thần kinh về những lo âu hoặc khó khăn. Khi có ám ảnh về sức khỏe mà bắt đầu quên các thú vui khác thì điều khôn ngoan là kiếm lời khuyên của nhà chuyên môn.

Nhưng cần phải phân biệt bệnh tưởng với sự quan tâm bình thường. Đó là điều tự nhiên và có ích để thấy các dấu hiệu của chính mình và cho bác sĩ hay. Ngoại trừ khi quý vị mắc bệnh tưởng, sau khi khám bệnh mà vẫn khỏe mạnh quý vị sẽ yên lòng. Nhưng người có bệnh tưởng ít khi chấp nhận lời an ủi. Họ tin là bác sĩ đã bỏ qua một bệnh trầm trọng nào đó hoặc đã đánh lừa họ để tránh sự thực đau lòng. Một đôi khi người có bệnh tưởng có lòng tin ở bác sĩ một thời gian ngắn. Sau đó họ tin là bệnh lại xuất hiện đôi khi tập trung vào các sợ hãi bị bệnh và nhiều khi vào một bệnh mới.

4- Rối loạn thần kinh tâm trí psychosomatic là có thực hoặc chỉ do trí tưởng tượng?

Nguồn gốc Hy Lạp của chữ psyche và soma là tâm trí và cơ thể và rối loạn thần kinh tâm trí là bệnh trong đó tâm trí có ảnh hưởng lên cơ thể. Một cách chính xác hơn, đó chính là một cơn đau về thể chất thực gây ra do một phần hoặc toàn phần bởi một cảm xúc mất ý thức bất tỉnh hoặc các yếu tố tâm lý khác. Các bác sĩ cũng chưa hoàn toàn biết là làm sao mà cảm xúc lại có thể gây ra tổn hại cho một bộ phận cơ thể, nhưng đó là chuyện có thật. Không giống như trong bệnh tưởng, trong đó bệnh là do tưởng tượng, một người bị bệnh tâm thần cơ thể là có bị bệnh thật. Thường thường bệnh tâm thần cơ thể có thể chữa khỏi bằng cách điều chỉnh các vấn đề tâm lý đã gây ra bệnh. Đó là chỗ nứt trên da hay niêm mạc lót đường tiêu hóa, nhức đầu và hồi hộp hoặc đôi khi các bệnh như ung thư…

5- Hội chứng Munchausen là gì?

Nếu quý vị giống như nhiều người, họ sợ tới bệnh viện và thích khỏe mạnh hơn là ốm. Nhưng những người khác thích tới bệnh viện, thích hỏi ý kiến bác sĩ với nhiều lý do không đáng nói. Bác sĩ thần kinh tâm trí gọi đó là hội chứng Munchausen hoặc bệnh giả tạo. Giả tạo là giả mạo và người với hội chứng Munchausen là giả vờ và nói dối.

Người mắc hội chứng Munchausen là những người giả vờ ốm đau để được chăm sóc y tế. Họ thường làm cho mình mắc những triệu chứng kinh khủng bằng cách tự gây thương tích hoặc tự tiêm chất độc vào cơ thể để liên tục đến bệnh viện chữa trị. Điều họ muốn là tìm kiếm sự chú ý và chăm sóc.

Người thường giả vờ ốm đau, đến các cơ sở y tế khác nhau, các bác sĩ khác nhau để được chăm sóc. Họ thích gây sự chú ý bằng cách tự gây thương tích cho bản thân.

Coi hồ sơ y tế của bệnh nhân sẽ có dấu hiệu thường xuyên đi khám bệnh, bỏ ra rất nhiều chi phí cho xét nghiệm, kiểm tra, điều trị mặc dù bản thân không có bệnh. Bệnh nhân thường được điều trị tâm thần lâu dài.

Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức, MD

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*